Hiện nay, xe nâng hàng là một trong những thiết bị được nhiều doanh nghiệp, công ty hay cá nhân sử dụng để nâng dỡ hàng hóa, phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về cấu tạo của xe nâng hàng.
Trong bài viết hôm nay Blog xe nâng sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo của các loại xe nâng hàng. Hãy tham khảo để có thêm thông tin hữu ích cho mình nhé!
Bộ phận công tác của xe nâng hàng
Trong cấu tạo xe nâng hàng bộ phận công tác là bộ phận làm việc chính của thiết bị. Chúng hoạt động nhờ hệ thống thủy lực thông qua van phân phối tác dụng lên xi-lanh lực để xe nâng hàng pallet và nghiêng khung.
Càng xe nâng (lưỡi nâng)
Tùy theo tải trọng cũng như công dụng chính của từng loại xe nâng hàng mà càng sẽ có hình dáng và kích thước khác nhau. Càng này sẽ được lắp trên khung và nhờ vào hệ thống thủy lực thông qua xích nâng để có thể nâng hoặc hạ càng. Bên cạnh đó cũng có thể nghiêng khung ra hoặc vào để phù hợp với điều kiện làm việc.
Thông thường càng sẽ được làm bằng thép đặc biệt, có thể điều chỉnh rộng hay hẹp để thích hợp với pallet đặt hàng.
Xích nâng hạ
Bộ phận thứ hai là xích nâng hạ. Bộ phận này có hình dáng như xích truyền động dùng để nối từ ti của xi-lanh lực đến khung nâng hạ, nhờ đó mà khung nâng có thể đi lên, xuống mang theo càng khi làm việc.
Xi-lanh nâng hạ và xi-lanh nghiêng khung
Bộ phận này hoạt động theo nguyên lý xi-lanh thủy lực. Tùy vào tải trọng của từng xe, đường kính và chiều dài của xi-lanh thủy lực cũng sẽ khác nhau.
Khung nâng (hay còn gọi là mặt nạ)
Nhờ khung nâng mà hành trình lên hoặc xuống thông qua bánh đỡ để di chuyển lên, xuống tấm dựa mang theo càng đi xuống.
Động cơ xe nâng hàng
Động cơ là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cấu tạo xe nâng hàng. Đây là nơi phát ra công suất để cung cấp động lực cho xe. Hiện nay thông dụng nhất là động cơ 4 kỳ xăng hoặc dầu diezen. Động cơ thường bao gồm các bộ phận: hệ thống trục khuỷu, thanh truyền, xi-lanh và piston.
- Hệ thống phân phối khí: thông qua cơ cấu cam và xúp áp đóng mở để nạp không khí máy dầu hay hòa khí với máy xăng cung cấp cho động cơ hoạt động đồng thời giúp thải sạch khí cháy ra ngoài.
- Hệ thống bôi trơn được hoạt động dựa trên nguyên lý: thông qua các te chứa nhớt và bơm nhớt đến làm trơn các chi tiết ma sát có trong động cơ.
- Hệ thống làm mát có nhiệm vụ làm mát cho động cơ khi làm việc, mức nhiệt ổn định là 75 – 80 độ C. Hệ thống này bao gồm các bộ phận chính: quạt gió được dây curoa kéo, két nước, bơm nước, các bọng nước trong thân máy.
Việc hiểu về cấu tạo xe nâng cũng như nguyên lý hoạt động của xe là điều rất cần thiết để giúp bạn có thể lái xe nâng an toàn cũng như có quá trình sử dụng thiết bị tốt nhất. Chính vì thế hãy thử tham khảo bài viết trên của chúng tôi để có thêm thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm: Blog xe nang