Làm sao để có thể mua được một sản phẩm xe nâng phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng luôn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy tham khảo thêm bài viết sau đây của chúng tôi để có thêm kinh nghiệm chọn mua xe nâng cho mình.
Kinh nghiệm chọn mua xe nâng
Hiện nay trên thị trường có 3 loại xe nâng hàng cơ bản bao gồm Diesel, Điện, Xăng, Gas. Mỗi loại xe lại có một ưu, nhược điểm riêng biệt.
Xe nâng chạy bằng dầu Diesel
Đây là dòng xe phổ biến nhất hiện nay trên thị trường, chiếm khoảng 60% tổng số lượng xe.
Ưu điểm của loại xe này là thời gian hoạt động liên tục; động cơ có công suất lớn, khỏe, bền; hệ thống phanh ướt giúp tăng hiệu quả phanh và tăng tuổi thọ của phanh; tiêu hao ít nhiên liệu; dễ dàng bảo dưỡng, chi phí thay thế phụ tùng thấp hơn so với xe điện.
Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là cần có hành lang di chuyển lớn, không phù hợp với các kho kín có giá kệ, hành lang di chuyển hẹp.
Xe nâng dầu diesel phù hợp với môi trường làm việc ngoài trời, không yêu cầu cao về độ sạch.
>> Xem thêm: Địa chỉ bán xe nâng hàng tại miền Trung
Xe nâng chạy điện
Hiện nay nhu cầu sử dụng xe điện trong các doanh nghiệp ngày càng tăng cao hơn và đây cũng là xu hướng chung của các nước công nghiệp phát triển.
Ưu điểm của dòng xe này là: sạch sẽ, an toàn do không phát sinh các loại khí thải khi hoạt động; toàn bộ quá trình hoạt động được điều khiển bằng ECU, có thể cài đặt tốc độ, kiểm tra lỗi bằng máy tính…; sử dụng hệ thống phanh ướt giúp tăng hiệu quả phanh và tăng tuổi thọ của phanh; thiết kế xe gọn gàng, bán kính quay đầu nhỏ, phù hợp với môi trường hoạt động trong kho; không gây ra tiếng ồn lớn khi hoạt động, khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao.
Nhược điểm của chúng là thời gian hoạt động có phần hạn chế hơn do phải nạp điện, tuổi thọ của các bình ắc quy cũng khá thấp, chỉ từ 4 – 5 năm, hơn thế giá thành mua ắc quy cũng khá cao. Ngoài ra, các chi phí đầu tư, thay thế phụ tùng cũng lớn hơn so với những sản phẩm xe diesel cùng tải trọng, quá trình bảo dưỡng cũng cần được thực hiện cẩn thận và chặt chẽ hơn.
Môi trường phù hợp để sử dụng loại xe này là: các công ty sản xuất về: thực phẩm, điện tử, may mặc, dược phẩm, sơn,… hoặc những kho có thiết kế giá kệ, hành lang di chuyển nhỏ,…
Xe nâng chạy Gas và Xăng
So với hai loại xe trên thì xe nâng chạy bằng xăng LPG/Gas hiện không mấy phổ biến trên thị trường nước ta và chỉ chiếm khoảng 5 – 10% mà thôi.
Chúng cũng có những ưu điểm như dòng xe Diesel, xe sử dụng động cơ có quá trình cung cấp và đốt cháy nhiên liêu được điều khiển bằng ECU nên tối ưu hóa quá trình đốt, tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế lượng phát thải ô nhiễm môi trường, khả năng hoạt động linh hoạt và đặc biệt là dễ chuyển đổi chế độ hoạt động Gas – Xăng.
Hạn chế của loại xe này là do chất lượng nhiên liệu gas ở nước ta không được tốt, vì thế những xe chạy Gas/Xăng thường gặp nhiều vấn đề như tắc bộ lọc gas, màng lọc, bơm gas, xăng, bộ chia điện,…. Bên cạnh đó chi phí bảo trì và bảo dưỡng xe cũng khá lớn.
Chất lượng nhiên liệu Gas ở Việt Nam không được tốt, do đó những xe chạy Gas/Xăng thường gặp nhiều vấn đề như tắc bộ lọc gas, màng lọc, bơm gas, xăng, bộ chia điện,…
Các thông số kỹ thuật cần lưu ý
Tải trọng nâng
Đây chính là khối lượng hàng hóa có thể nâng được của xe nâng.
- Diesel: 1,5 tấn – 25 tấn
- Điện: 1 tấn – 5 tấn
- Xăng – Gas: 1,5 tấn – 7 tấn
Lời khuyên dành cho bạn là nên lựa chọn loại xe có tải trọng lớn hơn một ít so với nhu cầu hoạt động nhằm đảm bảo xe không bị tình trạng quá tải, giúp động cơ hoạt động được bền bỉ hơn.
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng xe nâng phổ biến nhất là dòng xe 2,5 tấn và 3 tấn.
Chiều cao nâng và tâm tải
Đây là 2 thông số chính ảnh hưởng đến tải trọng nâng của xe. Chẳng hạn, xe nâng tải trọng 3 tấn thì tức là xe đó sẽ nâng được 3 tấn tại chiều cao nâng 3m và tâm tải là 0,5 m.
+ Chiều cao nâng
Là chiều cao tính từ mặt đất đến mép dưới của càng nâng khi trục nâng ở vị trí nâng cao tối đa.
- Diesel: 2,7m – 7,9m
- Điện: 1,5m – 12m
- Xăng – Gas: 3m – 7,9m
+ Loại trục nâng
Hiện có 4 loại trục nâng cơ bản cho xe nâng hàng, bao gồm:
- Trục V: Tiêu chuẩn có 2 tầng nâng, chiều cao nâng từ 2,7m – 5m
- Trục VF: 2 trục nâng, chui cont, chiều cao nâng từ 2,9m – 3,2m
- Trục TF: 3 trục nâng, chui cont, chiều cao nâng từ 3,7m – 6m
- Trục QF: 4 trục nâng, chiều cao nâng từ 6,1m – 7,9m
Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là loại V và TF.
+ Tâm tải
Chính là khoảng cách từ mặt phía trước của càng nâng đến trọng tâm của hàng hóa. Khoảng cách này càng lớn thì khả năng nâng của xe càng giảm. Vì thế, khi bạn lựa chọn dải tải trọng, bạn cần xác định kích thước hàng hóa để loại pallet sử dụng.
Chiều dài càng nâng
Trên thị trường hiện nay, các dòng xe phổ biến dưới 5 tấn đều có chiều dài càng nâng tiêu chuẩn từ 900 – 1200mm. Tuy nhiên, tùy vào kích thước, cấu kiện của loại hàng cần nâng, bạn vẫn có thể sử dụng thêm càng phụ dài từ như 1,5 – 2m:
Lốp xe
Có các loại lốp xe cơ bản sau:
+ Lốp hơi: là loại lớp tiêu chuẩn. Giúp xe di chuyển có độ êm ái hơn, tuy nhiên có thể thủng xăm khi bị vật nhọn đâm vào lốp.
+ Lốp đặc: với loại lốp này bạn có thể không lo bị thủng xăm, nhưng xe lại di chuyển không êm như lốp hơi khi đi ở đường gồ ghề.
+ Lốp không tạo vết: chúng thường không để lại vết khi di chuyển, đánh lái, tuy nhiên mức giá khá cao.
Các option xe nâng
Xe nâng hiện có rất nhiều các option để có thể phù hợp cho từng yêu cầu hoạt động khác nhau như hệ thống dịch chuyển giá càng side shift, dịch chuyển khoảng cách 2 càng fork positioner, gầu xúc hinged bucket, kẹp cuộn giấy tròn paper roll clamp…
Trên đây là một số kinh nghiệm chọn mua xe nâng mới mà bạn có thể tham khảo. Nếu đang phân vân chưa biết nên chọn sản phẩm như thế nào để phù hợp, hãy liên hệ cho Blogxenang.com để được tư vấn thêm bằng cách liên lạc qua số điện thoại 0914.043.944 hoặc gửi thắc mắc về hộp thư trực tuyến [email protected].