Hộp số xe nâng là gì, chúng có nhiệm vụ như thế nào và hoạt động ra sao luôn là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Chính vì thế trong bài viết hôm nay Blogxenang.com sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề liên quan đến bộ phận này.
Hộp số tự động xe nâng là bộ phận như thế nào?
Hộp số tự động là một khái niệm được Leonardo da Vinci đưa ra từ khoảng hơn 500 năm trước và hiện nay chúng đang thay thế cho loại hộp số tự động sử dụng bánh răng hành tinh ở một số loại xe. Nhiệm vụ của hộp số là thay đổi tỷ số truyền giữa động cơ và bánh của một xe nâng. Hoặc hiểu theo cách khác thì nếu không có hộp số xe sẽ chỉ có một số và số này sẽ cho phép xe di chuyển với vận tốc mong muốn cao nhất.
Cấu tạo của hộp số tự động
Hộp số tự động của xe nâng bao gồm các bộ phận chính:
Bộ bánh răng hành tinh (BRHT)
Bộ phận này bao gồm:
- Bánh răng định tinh hay còn được gọi là bánh răng trung tâm hay bánh răng mặt trời, có vị trí nằm ở giữa.
- Các bánh răng hành tinh nhỏ ăn khớp và xoay quanh bánh răng định tinh.
- Vòng răng, nằm ngoài cùng bao quanh và ăn khớp trong với các bánh răng hành tinh nhỏ. Ở hộp số tự động, vòng răng thương được chế tạo thêm rãnh răng ở bề mặt bên ngoài nhằm tạo ra sự ăn khớp với các đĩa ma sát của ly hợp, lúc này các đĩa ma sát sẽ chuyển động cùng với vòng răng.
Một trong 3 bộ phận này đều có thể đóng vai trò dẫn mô-men xoắn (bộ phận đầu vào), lúc này 1 trong 2 bộ phận còn lại sẽ đóng vai trò nhận mô-men xoắn (đầu ra) và bộ phận cuối cùng phải bị giữ cố định. Mỗi sự thay đổi từ một bộ phận dẫn (đầu vào) hoặc bộ phận bị giữ sẽ cho một tỷ số truyền đầu ra khác nhau về mômen xoắn. Trong một số trường hợp có thể cho ra chiều quay ngược lại.
Bộ ly hợp thuỷ lực
Bộ phận này bao gồm vỏ ly hợp, các đĩa ma sát, các tấm ma sát, cụm lò xo và pít-tông.
Bộ phận đĩa ma sát và tấm thép ma sát được lần lượt xếp chồng lên nhau. Đĩa ma sát sẽ được bắt cố định vào vòng răng ngoài (của bộ BRHT) nhờ vào rãnh răng, khi công suất được truyền qua bộ BRHT, lúc này vòng răng chuyển động và các đĩa ma sát cũng sẽ chuyển động theo.
Các tấm ma sát sẽ được xếp trong vỏ ly hợp và được giữ cố định nhờ chốt chống xoay trên vỏ ly hợp. Khi không có áp suất dầu, lò xo sẽ giữ piston không ép vào đĩa ma sát, vì thế mà đĩa ma sát và tấm ma sát không tiếp xúc với nhau. Còn khi đóng ly hợp, áp suất dầu khoang sau piston tăng đẩy piston thắng lực lò xo dịch chuyển sang bên phải, lúc này chuyển động của các đĩa ma sát được dẫn động bởi vòng răng bị hãm lại do bị ép vào các tấm thép ma sát cố định. Bây giờ vòng răng chính là một bộ phận bị giữ cố định trong bộ BRHT.
Bộ điều khiển điện tử – thuỷ lực
Trong quá trình vận hành của bộ hộp số, việc chuyển số được thực hiện hoàn toàn tự động nhờ vào việc tính toán và xử lý của bộ điều khiển điện tử hộp số. Đây là nơi tiếp nhận các thông tin đầu vào từ các cảm biến, xử lý thông tin và cung cấp dòng điện điều khiển đến các van điện từ thực hiện công việc đóng mở đường dầu đến các ly hợp.
Hộp số tự động hoạt động theo nguyên lý nào?
Mô-men xoắn từ trục khuỷu động cơ sẽ được truyền đến trục của biến mô và được nối với trục vào của hộp số thông qua việc đóng ly hợp tiến (ly hợp hướng – cho số tiến) hoặc ly hợp số 5 (ly hợp hướng – cho số lùi).
Tiếp theo, mô-men xoắn từ trục vào hộp số sẽ được truyền sang trục ra hộp số bằng cách lần lượt đóng các ly hợp số từ số 1 đến số 5, tương ứng với các số di chuyển của xe. Điều này cũng có nghĩa là để mô-men xoắn có thể truyền đến trục ra của hộp số, luôn luôn có 2 ly hợp thuỷ lực phải được đóng. Thứ nhất là ly hợp hướng (ly hợp tiến hoặc ly hợp lùi), thứ hai là ly hợp số (từ ly hợp số 1 đến ly hợp số 5).
Bảng ly hợp ăn khớp với từng số di chuyển của xe được tính như sau:
Như vậy:
Vị trí trung gian N sẽ chỉ có ly hợp số 2 ăn khớp nhưng do ly hợp số tiến lại chưa ăn khớp cho nên mô-men xoắn không thể truyền đến trục đầu ra của hộp số.
Để chuyển sang số 1, quá trình này sẽ được thực hiện bằng cách đóng ly hợp số tiến và ly hợp số 1. Ly hợp số tiến đóng cho phép mô-men xoắn được truyền từ trục biến mô sang trục vào của hộp số. Ly hợp số 1 đóng và giữ cố định lòng – hành tinh của bộ BRHT số 1. Lúc này mômen xoắn được truyền qua bộ BRHT số 1 và 2 tới trục ra của hộp số.
Để chuyển qua số 2, ly hợp tiến sẽ đóng, mô-men xoắn từ trục biến mô đến trục vào hộp số và dẫn động bánh răng định tinh của bộ BRHT số 2. Lúc này, ly hợp số 2 sẽ đóng giữ cố định vòng răng ngoài của bộ BRHT số 2. Vì thế, mômen xoắn được truyền ra lòng – hành tinh, mà lòng – hành tinh lại được nối với trục ra nên mô-men xoắn được truyền sang trục ra của hộp số.
Các số 3, 4, 5 lần lượt sẽ được thực hiện theo thứ tự đóng ly hợp theo như bảng trên, điểm khác nhay duy nhất là đường truyền mômen xoắn qua các bộ BRHT.
Còn đối với trường hợp số lùi, ly hợp số 5 ăn khớp cho phép mô-men xoắn được truyền từ trục biến mô sang trục bánh răng định tinh. Bây giờ ly hợp số 2 đóng sẽ giữ giữ cố định vòng răng ngoài của bộ BRHT số 2. Mô-men xoắn sẽ được đổi chiều khi truyền từ trục bánh răng định tinh qua các bộ BRHT số 2 và số 3 sau đó tới trục ra của hộp số.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của hộp số tự động xe nâng mà bạn có thể tham khảo. Để biết nhiều thông tin khác hãy xem tiếp các bài viết khác của Blogxenang.com nhé!
Xem thêm:
Bán xe nâng cũ tại Đà Nẵng
Bán xe nâng hàng tại Đà Nẵng